Đặc điểm Chữ_Hán

Lợi

Cách viết chữ 海 (hải)Cách viết chữ 地 (địa)
  • Trong một số kiểu hình thành chữ Hán như tượng hình (象形), chỉ sự (指事), hội ý (會意), nội hàm ý nghĩa chữ Hán có thể được thể hiện qua mặt con chữ hoặc các bộ phận cấu thành nhỏ hơn, từ đó dễ dàng nắm bắt. Ví dụ: Chữ an 安 gồm thành phần "nữ" 女 (nghĩa phụ nữ) và bộ "miên" 宀 (nghĩa mái nhà) có nghĩa là yên ổn hay an toàn, hoặc chữ "minh" 明 gồm bộ thủ "nhật" 日 (nghĩa mặt trời) và chữ "nguyệt" 月 (nghĩa mặt trăng) ghép lại và mang nghĩa "sáng sủa". Một số kiểu hình thành chữ Hán như hình thanh (形聲), giả tá (假借), cách phát âm có thể suy đoán qua hình thức con chữ. Như vậy, mỗi một chữ Hán có tính chất sống động hơn chữ viết của phương Tây.
  • Khắc phục sự hiểu sai nghĩa do đồng âm khác nghĩa: ví dụ như từ Hán-Việt "vũ" có các chữ Hán là 宇(trong "vũ trụ"), 羽(trong "lông vũ"), 雨(trong "vũ kế" - nghĩa là "mưa"), 武 (trong "vũ khí"), 舞(trong "vũ công" - nghĩa là "múa"). Nếu chỉ viết "vũ" theo chữ Quốc ngữ thì người đọc phải tự tìm hiểu nghĩa, còn nếu viết bằng chữ Hán thì nghĩa của "vũ" sẽ được thể hiện rõ ràng. Ứng dụng này được sử dụng nhiều nhất ở Hàn Quốc, khi bố mẹ đi khai sinh cho con ngoài việc viết tên con bằng hangul để biểu thị cách đọc thì họ cũng phải viết cả hanja để biểu thị ý nghĩa cho tên của con mình. Ví dụ: Kim Ki Bum (cựu thành viên Super Junior) và Key (thành viên SHINee) đều có tên thật là "Gim Gi-beom", viết bằng hangul là 김기범, nhưng tên chữ Hán thì khác nhau. Kim Ki Bum có tên chữ Hán là 金起範 (Kim Khởi Phạm), còn Key có tên chữ Hán là 金基范 (Kim Cơ Phạm).
  • Lợi ích lớn nhất cho dân tộc Trung Hoa là nhờ lối chữ tượng hình mà họ nhanh chóng thống nhất được đất nước, dễ giữ được đế quốc của họ, vượt được hết nhiều dị biệt của các thổ ngữ, những hàng rào ngôn ngữ. Họ có rất nhiều thổ ngữ, nếu dùng một thứ chữ tượng thanh, như tự mẫu La Tinh chẳng hạn, thì người Bắc Kinh sẽ không hiểu được người Vân Nam, người Tứ Xuyên sẽ không hiểu được người Sơn Đông,...mà nước của họ đã bị chia thành nhiều tiểu quốc, dân tộc rồi, như châu Âu có người Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
  • Cũng nhờ lối chữ đặc biệt này, mà rất nhiều Hoa kiều ở khắp thế giới từ Đông Nam Á tới Âu Châu, Mỹ Châu,...dù sinh sống ở quốc gia nào và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc nào, họ cũng luôn giữ được nền văn hóa cổ, vẫn giữ được phong tục, truyền thống và dùng bút đàm mà hiểu được nhau.
  • Một lợi điểm rất quan trọng nữa của chữ Hán đó là khả năng rút gọn độ dài văn bản và giảm lượng bộ nhớ cần phải lưu trữ, nhưng vẫn giữ được nội dung. Trong tiếng Nhật, một kanji có thể thay thế đến 4-5 chữ hiragana, do đó trong một đoạn văn bản bằng tiếng Nhật nếu sử dụng kanji sẽ rút ngắn độ dài của văn bản đó đi 2-3 lần so với việc chỉ sử dụng hiragana, kéo theo đó là việc tiết kiệm mực và giấy. Cùng với đó, khi lưu trữ trong bộ nhớ, một chữ cái Latin, một chữ hiragana hay một kanji cũng đều chỉ sử dụng 1 bit để lưu, do vậy một cuốn sách lưu trong máy tính nếu sử dụng chữ Hán sẽ tốn ít bộ nhớ hơn rất nhiều so với việc cuốn sách đó chỉ viết bằng hiragana hay chữ Latin, hay một đoạn tin nhắn SMS chỉ được viết tối đa 160 ký tự, để giữ được nội dung, tránh dài dòng và phải gửi nhiều tin nhắn nối gây thêm chi phí, chữ Hán là công cụ hiệu quả cho việc này.

Bất lợi

  • Thời gian học dài: Người học chữ Hán phải có nhiều thời gian mới nhớ được mặt chữ của hơn hai ngàn chữ Hán thường dùng; nếu dùng lối tượng thanh thì nhanh và đơn giản hơn.
  • In sách báo tốn công vì rất rắc rối, phải sắp gần một vạn chữ vì không thể dùng ba bốn chục ký tự mẫu và dấu như các chữ lối tượng thanh.
  • Không đánh được tín hiệu: phải dùng khoảng 8.000 dấu hiệu (code), mỗi code thay cho một chữ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chữ_Hán http://home.thuhoavn.com/?tag=thu-phap-chu-han http://www.trangnhahoaihuong.com/phpWebSite/index.... http://vdict.com http://nguyentl.free.fr/html/sujet_thu_phap_1_vn.h... http://www.asinah.net/china/vietnamese.html http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bo-giao-duc-... http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/de-an-ngoai-... http://web.archive.org/web/20160306143444/http://w... http://web.archive.org/web/20161005072333/http://w... http://web.archive.org/web/20170301000000*/https:/...